Vieclam24H

Viết xong, anh dịch người sang phải. Một dòng chữ hi xổ số miền nam chủ nhật

【xổ số miền nam chủ nhật】Hãy làm một việc tốt!

Viết xong,ãylàmmộtviệctốxổ số miền nam chủ nhật anh dịch người sang phải. Một dòng chữ hiện ra:

HÃY

LÀM

MỘT

VIỆC

TỐT!

"Dễ vậy thôi ư?", một đứa thảng thốt. Với nó, làm việc tốt tất nhiên là dễ hơn tính đạo hàm.

"Nếu thấy dễ thì em hãy làm thiệt nhiều việc tốt nhe!", người giáo viên khuyến khích.

"Bài tập này hơi lạ", đứa khác thắc mắc, "làm xong em không biết nộp kiểu gì luôn á thầy!?".

"Đơn giản mà!", người giáo viên giải đáp. "Em cứ chụp hình, quay video việc tốt đã làm rồi up lên Facebook lớp là xong!".

Hãy làm một việc tốt! - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Hoàng Vũ - Ảnh 1.

Minh họa: Tuấn Anh

Khi tiếng trống tan trường của ngày học cuối vang lên, người giáo viên phập phồng chờ đợi. Thật ra, anh không phải là người đầu tiên nghĩ ra bài tập về nhà kiểu này. Vài năm trước, anh từng đọc một bài báo. Một giáo viên người Trung Quốc đã ra bài tập về nhà cho lứa học sinh vừa tốt nghiệp cấp ba thế này: Các em hãy sống thật hạnh phúc nhé! Vì đám học trò của người giáo viên năm sau mới tốt nghiệp nên anh đã biến tấu một chút. Anh hy vọng với bài tập làm việc tốt, đám học trò lớp anh sẽ có một kỳ nghỉ hè ý nghĩa hơn.

*

Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày trôi qua… Người giáo viên vào Facebook lớp thăm chừng hoài mà đám học trò vẫn im hơi lặng tiếng. Sáng ngày thứ tư, trong tâm trạng sốt ruột, anh nhắn vào Messenger 11B2: "Có bạn nào làm được việc tốt nào chưa nè? Nhớ up lên Facebook lớp để bạn bè thả tim nhe!".

Hai tiếng sau, Phúc Lê đăng bài đầu tiên: một video quay một cánh tay cầm bịch khăn giấy đang di chuyển về phía WC của một quán cà phê nào đó. Video kết thúc bằng cảnh đẩy cửa nhà vệ sinh quay tận mặt người bên trong. Video được đặt tên: Việc Tốt #1. Giải cứu Thịnh Cao đi ỉ* mà toilet hết giấy chùi đ*t.

Nửa tiếng sau, Thịnh Cao đăng bài trả đũa: Việc Tốt #2. Giải cứu Phúc Lê khỏi tệ nạn cờ bạc. Bài đăng gồm một tấm hình chụp cảnh Phúc Lê với ba thằng nữa đang ngồi đánh bài giữa quán cà phê và một video ghi lại cảnh Thịnh Cao đang gọi điện thoại. Nhân lúc Phúc Lê đi vệ sinh thì Thịnh Cao đã lấy điện thoại của thằng kia để gọi cho mẹ nó: "Chào chị. Con trai chị hiện đang ngồi đánh bài ở quán cà phê Milano Thứ Bảy. Nó vừa chặt heo vừa văng tục um sùm ở đây nè!". Nói xong, tắt máy cái rụp. Ngay lập tức có điện thoại gọi lại. Vài giây sau đó, Phúc Lê xuất hiện trong khuôn hình. Thằng kia vừa nhấn nút nghe đã hứng ngay một trận mắng sa sả.

Đúng là hy vọng lắm thất vọng nhiều. Người giáo viên thả biểu tượng cảm xúc phẫn nộ cả hai bài đăng rồi chán nản nhắn vào Messenger 11B2: "Ủa đang làm việc tốt hay đang chơi khăm nhau vậy?". Thịnh Cao lập tức đáp lời: "Nửa này nửa nọ thầy ơi he he". Cũng còn may là trong lớp vẫn còn một vài học sinh hiểu chuyện. Hiếu Trần (Lớp trưởng): "Bớt nhây đi Thịnh! Thầy đang bực đó!"; Phúc Lê: "Em xin lỗi thầy"; Hương Lý (Bí thư): "Mấy bạn ơi, mình làm việc tốt nghiêm túc xíu nhen!!!".

***

Ngày hôm sau…

9 giờ sáng, Phúc Lê đăng ảnh lên Facebook lớp. Việc Tốt #3: Cho chim sẻ một nắm gạo.

12 giờ trưa, Phúc Lê đăng ảnh lên Facebook lớp. Việc Tốt #4: Cho chú kiến một cục đường.

5 giờ chiều, Phúc Lê đăng ảnh lên Facebook lớp. Việc Tốt #5: Cho chị muỗi một giọt máu.

Những bình luận:

Thịnh Cao: "Nhà không có chó hay sao mà chơi với chim?".

Quân Đặng: "Phúc Lê ổn không em?".

Hiếu Trần: "Trời má muỗi chích không thèm đập luôn! Coi chừng sốt xuất huyết nhen mạy!".

Hương Lý: "Mới bị cấm túc có một ngày mà nó phát khùng rồi!".

8 giờ tối, Trà Phan đăng bài lên Facebook lớp, kể chuyện cô bạn bắt gặp một em mèo hoang khi đi dạo công viên, tiếng kêu vì đói của em mèo khiến cô bạn động lòng nên đã mang em về nhà chăm sóc. Bài viết được đặt tên Việc Tốt #6: Cho em mèo hoang một mái ấm. Video đăng kèm quay cảnh một em mèo tam thể lông lá xơ xác đang liếm sữa ngon lành.

Bài viết nhận được 31 lượt thả tim (sĩ số lớp là 37). Mấy con sen sành sỏi lập tức chia sẻ chỗ mua cát vệ sinh, lịch tiêm vắc xin và tẩy giun cho mèo. Trà Phan đọc xong loạt bình luận liền than thở: "Nghe là thấy hết tiền uống trà sữa rồi đó, hu hu".

***

Như một nguồn nước vừa được khơi thông, những ngày sau đó, hàng loạt hình ảnh việc tốt đều đặn chảy về Facebook lớp. Có những việc tốt trắc nghiệm, người làm việc tốt chỉ đăng vỏn vẹn một tấm hình, không cần giải thích gì thêm. Nhưng cũng có những việc tốt tự luận, người làm việc tốt kể lại những câu chuyện thú vị trong hành trình làm việc tốt. Tất nhiên là người giáo viên thích tự luận hơn trắc nghiệm rồi.

Việc Tốt #17: Dọn rác bờ biển.

Hiếu Trần kể: "Thật ra lúc đầu tui không có ý định dọn rác gì đâu. Tui chỉ định xuống biển ngồi hóng gió thôi, ai ngờ bắt gặp một chị gái Hàn Quốc đang cầm túi nilon sinh học tự hủy đi dọc bờ biển Nha Trang nhặt rác. Aigo chị í xinh lắm, mặc váy hoa các kiểu nữa mà phải cầm túi rác nên tui không nỡ. Thế là tui te te chạy lại ngỏ ý dọn rác cùng. Tui không biết tiếng Hàn chị í không biết tiếng Việt nên cả hai trò chuyện bằng tiếng Anh. Thật tình thì vốn tiếng Anh của tui cũng không tốt lắm, tui phải huơ tay múa chân phụ họa thì chị í mới hiểu tui nói gì hì hì. Nhưng mà lần đầu tiên giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài tui thấy tui bảnh lắm í. Khi hai chị em dọn rác xong, tui đã xin phép chị chụp lại tấm hình này để làm kỷ niệm. (Mấy ông thấy chị í xinh không? Tui thấy xinh vãiiii!). Cuối cùng tui đã cảm ơn chị í vì chị í là khách du lịch mà lại đi nhặt rác làm sạch bãi biển của tui. Tui còn định nói tui sẽ để dành tiền đi du lịch Hàn Quốc để nhặt rác bờ biển của chị cho có qua có lại, tiếc là tui không đủ vốn từ haiz...".

Hương Lý bình luận: "Tui nghĩ bờ biển Hàn Quốc không có cọng rác nào cho ông nhặt đâu. Là do ý thức cả thôi!".

Việc Tốt #31: Chở bạn đi hiến máu.

Hưng Nguyễn kể: "Chiều hôm qua em đi tắm biển thấy băng rôn Hành trình Đỏ treo đầy đường, thế là em rủ Quân Đặng đi hiến máu. Khoảng 8 giờ sáng nay tụi em tới nơi, thấy mấy trăm người đang đứng xếp hàng. Em vừa bắt đầu nản chí thì Quân Đặng chỉ cho em tấm bảng ghi điều kiện hiến máu dưới dạng hỏi đáp. Hỏi: Ai có thể tham gia hiến máu? Đáp: Người có sức khỏe tốt, tuổi từ 18 - 60… Chỉ cần đọc tới đó là em quay xe: Thôi đi về! Em không ngờ Quân Đặng phản đối: Sao lại về? Tao đủ tuổi hiến máu mà! Đó là lần đầu tiên em thấy Quân Đặng tự hào vì nó đã từng học hai năm lớp 1. Thế là em đành phải kè kè theo nó đi lấy phiếu đăng ký, đi thử máu, đi đo huyết áp... Vì số người tham gia Hành trình Đỏ rất đông nên phải đợi gần hai tiếng mới tới lượt Quân Đặng (Trong tấm hình đăng kèm, Quân Đặng đang ngồi trên ghế truyền máu, tay trái đang cắm kim, tay phải giơ chữ V). Và, bất ngờ phút cuối là gì thầy biết không? Là mỗi người hiến máu được hỗ trợ 150 ngàn đồng tiền mặt. Thế là em chở Quân Đặng tới thẳng quán phở bò. Em đi theo cổ vũ nó cả buổi trời, em xứng đáng được ăn ké, đúng không thầy? :))".

Quân Đặng bình luận: "Ê sao mày giành việc tốt của tao!!!".

***

Một hôm, người giáo viên vào Messenger 11B2 thắc mắc: "Sao dạo này mấy bạn toàn đăng hình, không thấy video việc tốt?". Hiếu Trần suy đoán: "Chắc tại khi làm việc tốt không ai rảnh tay để quay video đó thầy!". Không ai phản đối. Thế nhưng, tối hôm đó, Hương Lý bất ngờ đăng một video Việc Tốt #52 lên Facebook lớp. Video mở đầu bằng một đoạn thuyết minh, giọng chính chủ hơi run nhẹ: "Mấy hôm trước, mình được bà nội dẫn lên chùa Lộc Thọ để thăm và tặng quà những em nhỏ mồ côi đang sống tại đây. Khi nhìn thấy hai em nhỏ đang giành nhau một cuốn truyện tranh cũ nát thì mình đã đưa ra một quyết định: Mình sẽ quyên tặng tủ truyện tranh của mình cho nhà chùa". Chuyển cảnh: hai hàng truyện tranh DoraemonThần Đồng Đất Việtđang nằm ngăn nắp trên kệ sách lần lượt được xếp gọn vào thùng carton. Chuyển cảnh: Những em nhỏ háo hức mở thùng carton, cầm từng cuốn truyện tranh xếp vào kệ sách của phòng sinh hoạt chung. Có em không nhịn được đã giở truyện Doraemonra đọc ngay tại chỗ. Mắt em nào cũng lấp lánh niềm vui…

Hiếu Trần bình luận: "Chùa ở đâu vậy bà? Để tui đem tặng bộ truyện Trạng Quỳnh".

Video Việc Tốt #67 được đăng vào ngày cuối cùng của tháng bảy. Video ghi lại 60 ngày chạy bộ dọc theo công viên bờ biển của đôi bạn Phú Đoàn và Trà Phan. (Ở giây thứ mười ba là hình ảnh Trà Phan đang bế em mèo hoang. Ở giây thứ bốn mươi bảy là ảnh chụp màn hình điện thoại. Trà Phan: "Thèm trà sữa quá hai ơi!!!", Phú Đoàn: "Để tiền đó mà mua thức ăn cho mèo!"). Kết quả, sau hai tháng chạy bộ kết hợp với ăn uống lành mạnh, Trà Phan đã giảm được 7 ký lô. Video kết thúc bằng hình ảnh trước và sau của Trà Phan. Ai cũng dễ dàng nhận ra Trà Phan của hiện tại đã thon thả hơn nhiều.

Video bất ngờ nhận được hàng loạt tương tác phẫn nộ. Người giáo viên thắc mắc: "Ủa sao lại phẫn nộ, video dễ thương vậy mà?".

Hiếu Trần: "Tụi em phẫn nộ vì cái tiêu đề thầy ơi!".

Người giáo viên nhìn lại tiêu đề. Việc Tốt #67: Giúp bạn giảm cân thành công.

Người giáo viên: "Tiêu đề hợp lý mà, có gì đáng để phẫn nộ?".

Hương Lý: "Cho em hỏi BẠN kiểu gì thì được đăng ảnh nắm tay lên Insta vậy thầy?".

Việc tốt cuối cùng được đăng một ngày trước ngày trở lại trường học. Người đăng video việc tốt cuối cùng là Thịnh Cao. Chuyện là, ngay tối hôm đăng video chơi khăm, Thịnh Cao đã nhắn tin xin lỗi người giáo viên, đồng thời rủ anh sáng hôm sau đi tắm biển. Tuy nhiên, anh đã từ chối. Lý do: Anh sinh ra và lớn lên ở một huyện miền núi, từ nhỏ đến lớn anh xuống biển chắc được vài lần, tóm lại là anh không biết bơi. Ngược lại với anh, nhà Thịnh Cao chỉ cách biển Nha Trang một con đường Trần Phú. Thịnh Cao học bơi từ năm sáu tuổi. Hiện Thịnh Cao là vận động viên trong đội tuyển bơi lội của trường. Đó là ngọn nguồn của Việc Tốt #88: Dạy bơi cho thầy chủ nhiệm. Video Thịnh Cao đăng tải được cắt ghép lại từ rất nhiều video Thịnh Cao đã quay lại trong lúc dạy anh tập bơi, mục đích là "để thầy xem lại và nhận ra lỗi sai của mình".

Video nhận được 37/37 lượt thả tim. Người giáo viên coi lại những khoảnh khắc chân tay vung vẩy loạn xạ của mình thì có hơi ngượng ngùng: "Ơ, đã nói là giữ bí mật mà!".

Thịnh Cao: "Thầy thông cảm, tại em phải nộp bài tập về nhà ạ. Từ đầu hè tới giờ em đã làm được việc tốt nào đâu!".

Phúc Lê: "Thầy mắc cỡ vì lớn to đầu rồi mới học bơi à? :))".

Đúng là nửa tháng đầu tiên người giáo viên có hơi mắc cỡ. Anh đề nghị Thịnh Cao giữ bí mật vì dù Thịnh Cao đã hướng dẫn nhiệt tình cỡ nào, anh cũng không bơi được. Nhưng sau gần hai tháng tập luyện, anh đã biết bơi ếch lẫn bơi sải. Anh chợt nhớ lại ba tháng trước, khi nhà trường tổ chức tập huấn phòng chống đuối nước cho trẻ em, anh đã xem những đoạn video ghi lại những tai nạn đuối nước thương tâm và chỉ biết ước giá như mình biết bơi. Giờ đây, điều ước đã trở thành sự thật. Anh vui vẻ trả lời bình luận của Phúc Lê: "Mắc cỡ gì đâu. Học bơi là kỹ năng sinh tồn mà! Thầy còn định đăng ký khóa học sơ cấp cứu đuối nước đây".

Nói là làm, người giáo viên vào trình duyệt Cốc Cốc gõ địa chỉ trang web mà ban tổ chức tập huấn lần trước đã cung cấp để đăng ký khóa học sơ cấp cứu đuối nước vào hai ngày cuối tuần. Trong lúc nhập thông tin đăng ký, một ý nghĩ lóe lên trong đầu anh: Không chỉ lớp 11B2, chính bản thân anh cũng đã có một kỳ nghỉ hè ý nghĩa. Ý nghĩ tiếp theo: Anh sẽ tổng hợp tất cả 86 việc tốt của lớp 11B2 thành một video duy nhất và khoe lên Facebook của mình. Tiêu đề của video sẽ là "Hãy làm một việc tốt!". 

Hãy làm một việc tốt! - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Hoàng Vũ - Ảnh 1.

Thể lệ

Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng

Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹp lần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.

Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.

Cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 của Báo Thanh Niênđề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.

Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).

Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.

Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng;

5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.

1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.

Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.

Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả

có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.

Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.

Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: [email protected]hoặc qua đường bưu điện

(Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trang Sống đẹpcủa Báo Thanh Niên.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap